CÁCH BỐ TRÍ BẾP HẾT CÔNG NĂNG SỬ DỤNG

CÁCH BỐ TRÍ BẾP HẾT CÔNG NĂNG SỬ DỤNG

 04/09/2022  0  Bình luận
Admin

Admin

CÁCH BỐ TRÍ BẾP HẾT CÔNG NĂNG SỬ DỤNG

 

Trong mỗi căn bếp thì việc bố trí công năng tủ bếp rất quan trọng, nó không những giúp đảm bảo yếu tố thuận tiện trong quá trình sử dụng mà còn giúp bạn tận dụng tối đa khoảng không gian bếp của mỗi gia đình. Đồng thời nó cũng giúp gian bếp nhà bạn trở nên sang trọng và thẩm mỹ hơn. Chính vì thế mà trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý giúp bạn có thể sắp xếp và thiết kế gian bếp một cách hoàn hảo nhất.

Cách bố trí công năng tủ bếp của nhà bếp hiện đại

Một hệ tủ bếp tủ bếp được chia thành các bộ phận với nhiều công năng khác nhau. Thông thường khi thiết kế người dùng sẽ thiết kế theo kiểu “luồng công việc” cơ bản thì nó sẽ bao gồm các bộ phận sau: ngăn chứa thực phẩm, ngăn chứa đồ dùng, khu vực rửa, Khu vực soạn đồ, khu vực nấu ăn.

Các khu vực tủ bếp
Mật độ sử dụng các khu vực trong bếp

1. Khu vực chứa thực phẩm

Đây là khu vực không thể thiếu ở mỗi gian bếp, vì là nơi chứa đựng thực phẩm từ khô đến lạnh nên được thiết kế thành 2 phần đó là phần chứa đồ khô và bộ phận để tủ lạnh. Khu vực này thường để lương thực như gạo, đồ hộp, mì, sữa,..Còn đối với tủ lạnh thì nhà bạn có thể mua dễ dàng với kích thước tùy chỉnh, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cũng như diện tích của cả căn bếp nhà bạn.

Đơn giản vì khu vực chứa thực phẩm là nơi mà bạn cất những đồ khi bạn vừa đi chợ về. Vì thế mà dù được bố trí tại đâu thì cần đảm bảo được sự liên kết giữa các khu vực khác nhau, việc sắp xếp đồ khoa học cũng giúp việc bạn lấy đồ, soạn đồ một cách dễ dàng hơn.

Đồng thời tại khu vực này bạn cũng thường xuyên cần vệ sinh để ngăn chặn côn trùng và vi khuẩn tấn công làm ảnh hưởng đến thực phẩm và nguy hại đối với sức khỏe người dùng.

2. Khu vực chứa đồ dùng

Đồ dùng nhà bếp như nồi, chén, tô, xoong, chảo,.. nên được đặt ở vị trí thuận tiện để việc lấy ra lấy vào khi sử dụng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn khi sử dụng. Các vật dụng thường xuyên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày thì nên thiết kế nơi để thuận tiện, thường thì khu vực này hay được bố trí ở ngăn tủ trên gần khu vực chậu rửa. Hiện nay trên trường cũng có rất nhiều các mẫu tủ bát đĩa thông minh,phù hợp với tùy nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.

Đối với những vật dụng có trọng lượng lớn thì nên thiết kế ngăn đựng ở tủ bếp dưới để hạn chế tải trọng cho tủ bếp. Đồng thời những vật dụng chỉ sử dụng khi gia đình có công việc, hoặc bát đĩa dư thừa thì cũng nên cất gọn xuống dưới ngăn tủ để tiết kiệm diện tích khi sử dụng.

công năng tủ bếp

3. Khu vực rửa

Đây là khu vực có nhiệm vụ để rửa những vật dụng nhà bếp như chén bát, xoong nồi sau khi đun nấu, rửa thực phẩm, vì vậy sẽ có bồn rửa, máy rửa chén ở khu vực này. Đối với ngăn tủ dưới thì bạn có thể thiết kế để thêm thùng rác để tiết kiệm diện tích. Tùy từng nhu cầu và điều kiện cho phép mà nhà bạn có thể trang bị các trang bị đầy đủ như trên nhưng nếu không thì bên dưới bạn nên đặt thùng rác. Một chiếc thùng rác nằm trong tủ giúp căn bếp của bạn tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo vệ sinh cho cả ngăn bếp.

Theo phong cách thiết kế Châu Âu thì người dùng sẽ tận dụng tối đa diện tích của của căn bếp. Nhưng thường thì để khu vực này được phát huy hết công năng tủ bếp thì bạn nên mở rộng hơn không gian lưu trữ bằng cách thiết kế thêm những ngăn kéo đặt bên dưới bồn rửa. Sẽ rất lãng phí nếu bạn để thừa không gian này. Việc thiết kế thêm  ngăn kéo có thể giúp việc phân chia cũng như sắp xếp đồ đạc được gọn gàng và ngăn nắp hơn.

4. Khu vực soạn đồ

Đây là khu vực, mà người nội trợ sử dụng  nhiều, vì thế cần một khoảng không gian đủ rộng để có thể thoải mái nấu nướng. Vị trí tốt nhất cho khu vực này là được đặt giữ khu vực rửa đồ và khu vực bếp nấu. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế các ngăn kéo chi khu vực này để đừng những đồ dùng như dao, kéo, thớt, gia vị,… Để thuận tiện cho việc thực hiện các thao tác bếp núc một cách nhanh chóng và thuận tiện. Thông thường các ngăn kéo này nên thiết kế đặt ở ngăn tủ dưới.

5. Khu vực nấu ăn

Như tên gọi, thì khu vực này thực hiện chức năng chính trong các khu vực công năng tủ bếp vì đây được coi là vị trí như trái tim của mỗi gian bếp. Tại vị trí này thì thường được bố trí các thiết bị nấu nướng như: bếp từ, bếp gas, lò nướng, máy hút mùi,… Cùng với đó là một số các vật dụng như: xoong, chảo, nồi, niêu.. cũng cần được sắp xếp một cách gọn gàng để thuận tiện cho việc nấu nướng.

Một số lưu ý khi thiết kế công năng tủ bếp

Nếu như căn bếp nhà bạn được sắp xếp theo nguyên tắc thiết kế “luồng công việc”, sẽ rút ngắn được 397km, tương đương với 20% tổng quãng đường mà người nội trợ phải di chuyển cho việc làm bếp trong vòng 20 năm. Việc bố trí và  thiết kế tủ bếp như trên sẽ giúp người nội trợ có thể dễ dàng thực hiện các thao tác khi nấu nướng. Ngoài ra còn giúp căn bếp nhà bạn được gọn gàng, và rộng rõ hơn nhiều.

lợi ích khi thiết kế bếp theo luồng công việc
Lợi ích khi thiết kế bếp theo luồng công việc

Cùng với nguyên tắc thiết kế “luồng công việc” thì gia chủ cần cần lưu ý đến một vài yếu tốt sau khi thiết kế bếp để không gian bếp được gọn gàng, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi như sau:

  • Lựa chọn đồ nội thất phù hợp, ưu tiên sử dụng đồ nhỏ gọn, vừa vặn.
  • Tận dụng tối đa không gian bếp, tại những góc tường nên sử dụng kệ góc chéo đa năng, khoảng âm tường để gia tăng diện tích lưu trữ.
  • Chọn màu sắc hài hòa, tươi sáng, tạo nên cái nhìn dễ chịu, cảm giác sạch sẽ và thoáng đãng.
  • Sử dụng những dụng cụ và thiết bị tích hợp nhiều tính năng, thông minh. Giúp việc làm bếp được thuận tiện cũng như tiết kiệm diện tích.
  • Sắp đặt đồ đạc một cách ngăn nắp, tối giản, sử dụng những kệ cao tầng để tạo cảm giác thông thoáng.
  • Hệ thống điện nước nên thiết kế một cách thuận tiện khi sử dụng.

Bên cạnh những nguyên tắc thiết kế, thì gia chủ có thể sắp xếp đồ đạc trong bếp tùy theo sở thích và thói quen sử dụng đồ cá nhân.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐẶT BẾP HỢP PHONG THỦY

– Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa

– Không để bếp nấu ở giữa nhà bếp giữa phòng khác, hay trước cửa sổ luôn mở

– Tránh để bếp nấu đối diện đường đi, cửa chính bởi luồng khí từ ngoài đường sẽ xung thẳng vào.

Không những vậy một trong những lưu ý rất quan trọng mà có lẽ gia chủ nào cũng nên quan tâm đó chính là cách sắp xếp đồ đạc cạnh bếp.

Cụ thể với người phương Đông, Bếp tượng trưng cho hành Hỏa vì vậy khi thiết kế bếp nên tránh đặt đối diện với chậu rửa, tủ lạnh, máy giặt…chứa nhiều thủy khí.

Theo phong thủy thì thủy hỏa tương khắc vì vậy việc đặt bếp cạnh nơi có nước trong gian bếp sẽ ảnh hưởng tới hòa khí trong gia đình.

Một lưu ý nữa cũng cần lưu tâm đó chính là tránh đặt bếp dưới các thanh dầm hoặc dưới gầm cầu thang khiến chi khí bị đè nén.

Ngoài ra, tránh để cửa phòng bếp đối diện cửa chính, phòng ngủ, hay cửa nhà vệ sinh

Trên đây là một vài nguyên tắc thiết kế công năng tủ bếp mà chúng tôi đưa ra. Chúc các bạn có một căn bếp ưng ý.

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn:
Zalo