Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ đẹp, tiện dụng, hợp phong thủy
Hiện nay, nhiều gia đình chọn cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ để giúp không gian sinh hoạt trở nên tiện lợi hơn. Tuy nhiên, thiết kế này cũng có vấn đề của nó. Nếu không xử lý đúng cách thì sẽ không đáp ứng được công năng hay thậm chí là vi phạm những nguyên tắc về phong thủy. Vậy cần phải xử lý như thế nào nếu vẫn muốn xây phòng ngủ có toilet? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Có nên xây nhà vệ sinh trong phòng ngủ không?
Theo quan niệm xưa, cần tránh việc bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Nguyên nhân là vì nhà vệ sinh phát ra nhiều khí ô uế, nếu được đặt trong không gian khép kín tĩnh khí như phòng ngủ thì sẽ gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ.
Mặt khác, một vấn đề khác đó là nhà vệ sinh là đại diện chi hành thủy. Hơi nước sản sinh từ nhà vệ sinh sẽ làm tăng độ ẩm trong phòng ngủ khiến vật dụng nội thất và chăn đệm dễ bị ẩm mốc. Nếu ngủ cùng với những món đồ ẩm mốc thì sức khỏe suy giảm là điều tất yếu.
Tuy nhiên, những vấn đề trên hoàn toàn có thể giải quyết nếu nhà vệ sinh được xây dựng đúng kỹ thuật. Vì vậy, thiết kế phòng ngủ có toilet bên trong xuất hiện ngày càng phổ biến để đáp ứng nhu cầu về không gian nghỉ ngơi tiện nghi, riêng tư, thuận tiện.
Cần lưu ý những điều gì nếu muốn thiết kế phòng ngủ có toilet?
Nhà vệ sinh trong phòng ngủ là một giải pháp tốt để đảm bảo không gian riêng tư cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, về lâu dài thì nếu nhà vệ sinh không được thiết kế tốt và sử dụng đúng cách thì sẽ gây nên rất nhiều vấn đề. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau khi muốn thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ.
Trước khi thi công hoàn thiện
Nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất thì quá tốt. Bạn có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình thiết kế toilet trong phòng ngủ. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất là hãy giao công việc khó khăn cho những chuyên gia.
Hiện nay, có nhiều đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế và thi công hoàn thiện nội thất. Với sự hỗ trợ từ một công ty nội thất chuyên nghiệp, bạn sẽ có được một không gian phòng ngủ vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo công năng. Đồng thời, những đơn vị chuyên nghiệp thường có kinh nghiệm về phong thủy sẽ giúp bạn có được một không gian phòng ngủ có thể thu hút năng lượng tốt có lợi cho sức khỏe và tài lộc.
Trong quá trình sử dụng
Một không gian nội thất có phát huy được công năng hay không phục thuộc rất nhiều vào cách mà bạn sử dụng. Vấn đề lớn nhất của phòng ngủ có toilet chính là việc giữ gìn vệ sinh. Hãy giữ nhà vệ sinh luôn khô ráo, lau chùi thường xuyên và không chất đống quần áo bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Có như vậy, không nghỉ ngơi mới không bị ảnh hưởng xấu.
Nếu lo ngại khí ô uế từ nhà vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe thì bạn chỉ cần đơn giản là đóng kín cửa nhà vệ sinh ngay sau khi sử dụng. Chỉ cần hành động nhỏ này cũng đủ để ngăn mùi khó chịu và khí độc gây ô nhiễm phòng ngủ.
Làm cách nào để bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ theo phong thủy?
Thiết kế nội thất phòng vệ sinh nằm trong phòng ngủ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của thành viên gia đình. Ngoài công năng và thẩm mỹ, phong thủy cũng là vấn đề cần được quan tâm. Vậy làm sao để bố trí được nhà vệ sinh trong phòng ngủ theo phong thủy? Sau đây là những gợi ý dành cho bạn.
Tránh xây nhà vệ sinh ở trung tâm căn nhà
Theo quan niệm của nhà phong thủy, trung tâm căn nhà chính là nơi tập trung dương khí cho cả gia đình. Tuy nhiên, nhà vệ sinh với lượng uế khí lớn lại mang nhiều năng lượng âm sẽ ảnh hưởng xấu đến lượng khí của cả căn nhà nếu nằm ngay trung tâm. Nếu bạn muốn xây phòng vệ sinh trong phòng ngủ thì hãy để ý vị trí định xây có phải là nằm ngay chính giữa ngà hay không nhé!
Tránh các hướng xấu khi xây nhà vệ sinh
Theo quan niệm trong phong thủy, hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc là “đại hung cát” khi xây dựng nhà vệ sinh. Nếu nhà vệ sinh được thi công theo những hướng này thì sẽ khiến sức khỏe giảm sút, gây mệt mỏi và dễ sinh ra tình trạng xung đột gây sứt mẻ tình cảm.
Mặt khác, những hướng được xem là tốt khi xây nhà vệ sinh là hướng Đông, Đông Nam và Tây Nam. Nhà vệ sinh được thi công theo những hướng này sẽ mang đến năng lượng tích cực, bình yên, may mắn và tài lộc cho gia đình.
Chú ý vị trí giường và cửa nhà vệ sinh
Bởi vì nhà vệ sinh là nơi sinh ra không khí ô nhiễm và năng lượng tiêu cực nên chắc chấn giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu kê giường đối diện với cửa nhà vệ sinh. Mặt khác, quan niệm phong thủy cũng cho rằng vị trí giường cũng không được đối diện với cửa ra vào. Cần phải bố trí cửa nhà vệ sinh khéo léo để có được vị trí đặt giường ngủ tốt nhất.
Chú ý hướng bàn cầu
Theo phong thủy thủy, bàn cầu được lắp đặt thì nên tránh những điều sau:
- Hướng bàn cầu trùng với hướng cửa chính của căn nhà.
- Hướng bàn cầu trực xung với giường ngủ và bếp ăn.
- Hướng bàn cầu trực diện với gương nhà vệ sinh.
Đảm bảo mặt nền nhà vệ sinh sạch thoáng
Một trong những vấn đề thường gặp đó là nhà vệ sinh tích tụ vi khuẩn và mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, tình trạng ẩm thấp là môi trường lý tưởng để những loài côn trùng gây bệnh như gián, nhện, muỗi,… sinh trưởng.
Do đó, nếu nhà vệ sinh nằm trong phòng ngủ thì bạn cần phải đảm bảo nơi đây luôn sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo. Bên cạnh việc thường xuyên làm sạch nền, tường thì có thể lắp thêm quạt thông gió để tiêu mùi hiệu quả.
Không gộp chung nhà vệ sinh với phòng tắm
Hiện nay, nhiều gia đình chọn giải pháp gộp chung nhà vệ sinh với nhà tắm và đặt cả hai vào trong phòng ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh cá nhân và không đảm bảo được công năng cho cả hai không gian. Mặt khác, phòng tắm nằm trong phòng ngủ sẽ khiến độ ẩm không khí trong phòng tăng lên gây ẩm mốc sau một thời gian sử dụng.
Vì những lý do trên, nếu có thể thì bạn nên tránh gộp chung phòng tắm vào thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ. Nếu không thì bạn cũng có thể xây hai phòng chung với nhau với điều kiện phải ngăn riêng chúng thành hai không gia riêng biệt.
Phân khu chức năng nhà vệ sinh như thế nào?
Về cơ bản thì tất cả nhà vệ sinh đều có ba phân khu cơ bản đó là: rửa, tắm và xí. Trong đó, rửa và xí thuộc khu khô, trong khi tắm thuộc khu ướt. Có nhiều cách để phân chia hai khu vực này. Bạn có thể phân cách bằng việc bố trí thiết bị hoặc thi công vách ngăn để ngăn nước bên khu ướt không tràn sang khu khô.
Tùy vào mặt bằng và nhu cầu của mỗi người mà ba khu vực rửa – xí – tắm có thể bố trí theo nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường thì những khu vực chức năng nào sử dụng càng nhiều thì giao thông càng thuận tiện. Do đó, nhiều nhà vệ sinh trong phòng ngủ được thiết kế với bồn rửa gần cửa nhất, tiếp đến là bàn cầu và cuối cùng là phòng tắm.
Có những cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh nào?
Ngoài cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ, bạn cũng cần phải quan tâm đến vấn đề công nâng. Cần phải lắp đặt thiết bị vệ sinh phù hợp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng. Nếu chưa biết cách bố trí thiết bị trong nhà vệ sinh thì sau đây là những gợi ý dành cho bạn.
Nếu nhà vệ sinh có hình vuông thì bố trí ba phân khu trên ở ba góc với góc còn lại là cửa ra vào. Chiều dài mỗi cạnh sẽ tầm khoảng 2m là vừa đủ để đáp ứng về mặt công năng. Việc phân khu chức năng hợp lý không chỉ giúp sinh hoạt thuận tiện hơn mà còn giúp việc thi công hệ thống kỹ thuật trở nên đơn giản hơn.
Nhà vệ sinh nhỏ
Nếu diện tích thi công phòng vệ sinh quá nhỏ thì dù ngân sách dư dả thì bạn cũng không nên lắp đặt quá nhiều thiết bị vệ sinh. Đối với trường hợp này thì chỉ cần lắp chậu rửa và bàn cầu là đủ.
Ngoài ra, để tận dụng không gian thì có thể áp dụng những cách sau:
- Bố trí chậu rửa gần góc phòng để không gian thông thoáng.
- Có thể sử dụng thiết kế chậu rửa treo hoặc chậu rửa âm tường để tận dụng không gian.
Trong trường hợp sử dụng nhiều thiết bị vệ sinh loại treo tường, bạn cần phải đảm bảo rằng bức tường nhà vệ sinh đủ vững chắc để chịu được sức nặng của những thiết bị này.
Nhà vệ sinh vừa
Đối với nhà vệ sinh có diện tích tương đối, bạn có thể lắp đặt những thiết bị như: chậu rửa, bàn cầu và sen tắm.Cần lưu ý vấn đề bố trí các thiết bị này sao cho tạo được khoảng trống hợp lý để không gian nhà vệ sinh được thông thoáng.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng phụ kiện phòng tắm một cách tiết chế sao cho vừa đủ dùng và không gây rối mắt.
- Sử dụng vách tắm để ngăn cách không gian lắp đặt sen tắm với phần còn lại của nhà tắm. Có nhiều thiết kế vách tắm, nhưng nếu bạn muốn tạo sự độc đáo thì nên thi công vách tắm kiểu ngũ giác sẽ giúp nhà vệ sinh thông thoáng hơn so với vách tắm hình chữ nhật. Cửa vách tắm nên là loại cửa trượt thay vì cửa quay để tiết kiệm không gian.
Nhà vệ sinh lớn
Nếu có nhiều không gian và ngân sách cho phép, bạn hoàn toàn có thể bố trí thiết bị phòng tắm để phục vụ nhu cầu của mình. Có thể lắp đặt chậu rửa, bàn cầu và bồn tắm để phục vụ cho phòng ngủ liền kề.
Khi bố trí nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Chọn loại bồn tắm phù hợp với không gian nhà vệ sinh. Nếu phòng không quá lớn thì nên chọn loại bồn tắm kích thước vừa phải.
- Bồn tắm ngoài lắp vòi xả nước thì có thể lắp thêm sen tắm. Bạn sẽ có thể chọn hình thức tắm bồn hoặc tắm sen tùy theo ý thích.
- Nên đầu tư loại cao cấp vừa tạo sự sang trọng cho không gian, vừa đảm bảo độ bền vượt trội.
Thi công hệ thống kỹ thuật nhà vệ sinh cần lưu ý điều gì?
Bên cạnh hướng nhà vệ sinh và bố cục thiết bị, hệ thống kỹ thuật là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Một nhà vệ sinh có an toàn, tiện dụng và bền vững hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống này.
Hệ thống cấp thoát nước được thi công “chết” trong tường và sàn, do đó loại ống sử dụng phải có chất lượng tốt và được lắp đặt chính xác. Đường ống phải có tiết diện phù hợp với công suất thiết kế. Đường nước nóng thì không sử dụng ống cấp lạnh. Ống thoát phải đảm bảo độ dốc khi đi ngang.
Hệ thống điện thì cần phải đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Dây điện không được đi vào những khu vực ẩm ướt và không được hở gây rò điện nguy hiểm. Máy nóng lạnh cần phải được nối đất và được lắp thiết bị ngắt điện. Đèn chiếu sáng cần có chụp đèn hoặc mặt kính chắn để tránh hơi nước đi vào gây chập điện.
Bên cạnh hệ thống điện – nước, việc chống thấm cho nhà vệ sinh cũng là vấn đề không được bỏ qua. Thi công chống thấm cho sàn và chân tường cần được thực hiện trước công đoạn ốp lát. Cần đặc biệt chú ý những vị trí trọng yếu như hộp kỹ thuật và ống xuyên tường. Khi thi công sần, cần phải đảm bảo độ dốc với vị trí miệng ga thấp hơn cửa chính 1 – 2 cm. Nếu không thể thi công thấp nên thì cần đắp gờ đá để ngăn nước tràn từ khu ướt sang khu khô.
Trang trí hoàn thiện nhà vệ sinh thì cần lưu ý điều gì?
Thông thường, nhà vệ sinh có diện tích khá hạn chế. Để khắc phục điều này, bạn có thể ốp tường bằng các loại gạch sáng màu. Mặt khác, sàn nên lát loại gạch tối màu để tạo cân bằng thị giác và tránh đọng bẩn trong nhà vệ sinh. Khu khô có thể bố trí thẩm cao su hoặc thảm nhựa để chống trượt.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chú ý đến những vật dụng nội thất được sử dụng trong phòng. Trần làm bằng thạch cao thì cần chú ý đến vấn đề chấm thấm và chịu nước. Không nên sử dụng vật liệu gỗ trong nhà vệ sinh vì gỗ dễ bị phồng rộp, hư hại do không khí ẩm. Những vật liệu được sử dụng phổ biến trong nhà vệ sinh bao gồm: gạch ceramic, đá, nhựa cao cấp và kim loại không gỉ.
Trên đây là hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ đẹp và hợp phong thủy mà chúng tôi chia sẻ. Bên cạnh đó là những lưu ý quan trọng khi thi công hoàn thiện nhà vệ sinh sao cho an toàn và đảm bảo công năng. Hy vọng bài viết giúp bạn có được một thiết kế hoàn hảo nhất.