HƯỚNG DẪN BỐ TRÍ THANG MÁY TRONG GIA ĐÌNH
Trong các công trình muốn thu gọn diện tích thang máy và thang bộ người ta sẽ sử dụng thang máy nằm giữa thang bộ. Cách bố trí này có thể sử dụng đối với các công trình bị hạn chế về diện tích xây dựng.
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ
Ngày nay trong xây dựng nhà dân dụng người ta thường rất chú trọng đến bố trí giao thông lên các tầng trên. Do vậy kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ bố trí hiệu quả và tiết kiệm diện tích trở nên thông dụng hơn bao giờ hết.
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ được bố trí theo một số cách sao cho hợp với phong thuỷ, công năng của ngôi nhà. Thường thang máy và thang bộ sẽ bố trí theo 3 cách là:
- Thang máy cạnh thang bộ
- Thang bộ ôm thang máy
- Thang máy đối diện thang bộ
Bố trí thang máy cho nhà ống
Trong nhà ống việc bố trí thang máy phụ thuộc vào kích thước nhà. Bố trí thang máy và thang bộ ở giữa nhà, cuối nhà hay vị trí nào để thuận tiện nhất cho mục đích sử dụng và công năng sử dụng.
Nhà ống thường có bề rộng nhỏ, bề dài sâu nên thường thì bố trí thang máy cho nhà ống ở giữa nhà là phù hợp nhất.
Bản vẽ thiết kế thang bộ ôm thang máy
Bản vẽ chi tiết chúng tôi đưa ra để khách hàng tham khảo này là bản vẽ của công trình sử dụng cột 100mm x 300mm, tường 110mm và vế thang bộ rộng 800mm.
Trong quá trình thiết kế thang bộ ôm thang máy là bước đầu tiên cần làm sau khi quết định mua thang máy. Và nó có tác động trực tiếp tới độ chính xác khi thi công xây dựng hố tháng máy
Thiết kế thang bộ ôm thang máy với kết cấu thang bộ là bê tông, thang máy là khung thép:
Thiết kế thang bộ ôm thang máy với kết cấu cả thang máy và thang bộ là kết cấu bê tông:
Mặt bằng thiết kế thang bộ ôm thang máy trong bản vẽ thiết kế nhà.
Trường hợp xây tường gạch như thế này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí lớn cho khách hàng. Nhưng nhược điểm là thang bộ ôm thang máy được xây tường sẽ bị kín, Thông gió và ánh sáng sẽ bị mất đi nên khi đi thang bộ sẽ bị cảm giác khó chịu.
Trường hợp nào nên thiết kế thang bộ ôm thang máy?
Công trình dự án nằm trong khu đô thị được chủ đầu tư xây dựng trước sau đó người mua sẽ mua nhà để hoàn thiện. Thường các công trình trong khu đô thị mới được xây dựng hiện nay sẽ xây hố thang máy từ trước.
Công trình đã sử dụng ( nhà cải tạo): dạng công trình này là dạng công trình nhà dân đang ở nhưng phát sinh nhu cầu muốn lắp thang máy. Chúng ta thường cải tạo cầu thang bộ ôm cầu thang máy trong trường hợp này.
Ưu, nhược điểm của vị trí đặt thang máy giữa thang bộ
Ưu điểm: Tiết kiệm diện tích công trình: Tận dụng được khoảng thông tầng, tiết kiệm diện tích để sử dụng cho các không gian khác.
Tiết kiệm chi phí: Thang máy nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí lớn. Giảm bớt chi phí phần lắp lan can cho cầu thang bộ.
Nhược điểm của vị trí đặt thang máy giữa thang bộ: Như đã nói ở trên nhược điểm lớn nhất của phương án này là thang bộ sẽ bị kín, không lấy được ánh sáng và gió qua khoảng giếng trời.
Bản vẽ thiết kế thang máy nằm cạnh thang bộ trong nhà ống, nhà phố
Sau đây chúng tôi gửi đến các bạn 2 phương án thiết kế thang máy nằm cạnh thang bộ kết hợp với các không gian chỉ khác nhau một chút nhưng khi sử dụng bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt hoàn toàn.
Phương án 1:
Thang máy cạnh cầu thang bộ kết hợp với thông tầng trong nhà:
Phương án này thường sử dụng cho các công trình có diện tích rộng. Bố trí 2 khoảng thông tầng cho công trình. Một là thông tầng giữa thang bộ. Hai là thông tầng sau thang máy và cạnh chiếu nghỉ thang bộ. Thông tầng thứ 2 tạo nên khoảng trống lấy sáng và gió cho phòng ngủ bên cạnh. Điều này thực sự cần thiết cho không gian kiến trúc đối với nhà ống.
Phương án 2:
Kiểu nhà vừa thang máy và thang bộ trong thiết kế thang bộ cạnh thang máy
Phương án này tương tự phương án trên, chỉ khác ở chỗ là thay thế giếng trời bằng nhà vệ sinh. Thường sử dụng đối với nhà có diện tích nhỏ. Muốn tiết kiệm diện tích. Hoặc các công trình phía sau nhà có khoảng sáng.
Đây là một trong những phương án khá tối ưu diện tích cho nhà và kết hợp kết cấu giữa thang máy và thang bộ.
Thông tầng của thang bộ vẫn nên giữ lại để lấy sáng và thông gió cho nhà ở.
Ưu điểm và nhược điểm của phương án lắp thang máy bện cạnh thang bộ:
Phương án thi công này thường dùng cho các trường hợp công trình nhà phố có mặt tiền hẹp và chiều sâu nhà lớn.
Ưu điểm: Giếng trời giữa cầu thang bộ được giữ lại để lấy ánh sáng và thông thoáng không khí cho ngôi nhà.
Tăng thẩm mỹ cho phần bố trí thang bộ cho ngôi nhà.
Nhược điểm: Phương án thang máy và thang bộ nằm cạnh nhau này tiêu tốn diện tích hơn phương án thang máy nằm trong lòng thang bộ.
Phương án này không phù hợp với các công trình cải tạo.
Bố trí thang máy đối diện thang bộ
Thang máy đối diện thang bộ là cách bố trí với công trình có bề rộng khoảng 4,5m đến 5m. Với cách bố trí này sẽ rất thuận tiện cho việc đi lại. Thang bộ sẽ thông thoáng hơn nhiều so với phương án thang bộ ôm thang máy.
Đối với phương án thang máy và thang bộ đối diện nhau chúng ta thường bố trí thâm vị trí nhà vệ sinh phía bên cạnh thang máy – tạo thành một khối giao thông chung trong nhà .
Bố trí thang máy nằm cuối nhà khi chiều sâu nhà ngắn, cho thuê văn phòng, siêu thị
Về cách bố trí thang máy nằm ở cuối nhà dành cho trường hợp công trình là nhà ống có kích thước mặt tiền từ 3m2 đến 5m2.
Trong trường hợp này người ta thường bố trí thang máy nằm bên cạnh cầu thang bộ. Về kết cấu cũng khá tương đồng với thang máy nằm giữa thang bộ ở vị trí giữa nhà. Khác một điều là chúng ta bố trí sao cho cả thang máy và thang bộ vừa khít theo bề ngang của nhà. Điều này có nghĩa là kích thước cầu thang máy sẽ có một chút thay đổi về bề ngang và bề dài để hợp với thiết kế nhà ống có thang máy..
Bản vẽ thang máy nằm cạnh thang bộ được bố trí ở cuối nhà:
Phương án này sẽ giải quyết vị trí đặt nhà vệ sinh không chỉ ở tầng 1 mà còn ở tất cả những tầng trên. Có thể lấy sáng hiệu quả cho cả nhà vệ sinh và thang bộ.
Thang máy được bố trí cạnh thang bộ sẽ được thừa ra một khoảng không. Khoảng không gian này có thể bố trí một giếng trời để lấy sáng cho thang bộ và thông gió cho nhà. Bố trí này cho nhà mặt tiền khoảng 4.5m2.
Ưu điểm của thiết kế này là Chúng ta có một chiếc cầu thang bộ thực sự to và rộng, thông thoáng hết mức cho các công trình nhà lô nhà ống.
Nhược điểm: nếu muốn bố trí thêm nhà vệ sinh vừa vặn trong khoảng 4.5m2 thì cần phải giảm kích thước thang máy và thang bộ.
Nếu có bố trí nhà vệ sinh dưới cầu thang bộ thì cũng được ở tầng 1 còn các tầng trên thì chúng ta phải tìm vị trí khác để bố trí nhà vệ sinh. Điều này khá là bất lợi cho không gian.
Nguồn: Sưu tầm