Khám Phá Công Năng Phòng Sinh Hoạt Chung Trong Gia Đình

Khám Phá Công Năng Phòng Sinh Hoạt Chung Trong Gia Đình

 12/09/2022  0  Bình luận
Admin

Admin

Khám Phá Công Năng Phòng Sinh Hoạt Chung Trong Gia Đình

 

Phòng sinh hoạt chung có lẽ là khái niệm tương đối mới mẻ đối với nhiều người, tuy nhiên đây lại là không gian quan trọng không kém phòng khách, phòng ngủ hay căn bếp trong mỗi gia đình. Trong bài biết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn mẫu phòng sinh hoạt chung đẹp do các kiến trúc sư thiết kế.

 

Phòng sinh hoạt chung là gì?

Phòng sinh hoạt chung là không gian chủ đầu tư xây dựng với mục đích là nơi tụ họp cho các thành viên gia đình. Thường bị nhẫm lẫn với phòng khách do bố trí vật dụng khá tương đồng nhau. Nơi đây sẽ là nơi phục vụ nhu cầu chung của tất cả các thành viên như vui chơi, đọc sách, trò truyện. Có thể nói đây là không gian sum họp, thư giãn, giải trí giúp gắn kết các thành viên trong cả gia đình. 

Không gian phòng khách thường không tạo được cảm giác thân thuộc chứ phòng sinh hoạt chung. Đây chính là lí dọ mà nhiều chủ đầu tư dành riêng diện tích cho không gian đặc biệt.

Phòng sinh hoạt chung bố trí ở đâu trong nhà?

Phòng khách thường được bố trí ở tầng trệt ngay cửa chính, tạo điều kiện thuận lợi cho khách từ ngoài vào và đồng thời để đảm bảo yếu tố riêng tư cho các không gian khác tiếp theo là khu vực bếp. Chính vì thế, phòng sinh hoạt chung thường được bố trí ở tầng lửng, sảnh thang lầu 1, hoặc ngăn phòng kín ở các lầu trên.

Có nên kết hợp phòng khách và phòng sinh hoạt chung?

Thông thường các kiến trúc sư khuyên bạn nên thiết kế phòng sinh hoạt chung nên tách với phòng khách. Nhằm đảm bảo yếu tố chắc năng cho từng phòng. Phòng khách cần sự lịch sự và chu đáo để tiếp đón khách, người thân, bạn bè. Còn phòng sinh hoạt chung nhằm mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi thân mật giữa những thành viên trong nhà

Phòng sinh hoạt chung nên tách riêng so với phòng khách.

Nếu nhu cầu của gia chủ đòi hỏi phòng sinh hoạt chung là phòng karaoke hay nhạc cụ hay thư viện, phòng chơi trẻ em,… thì tốt nhất chúng ta nên tác biệt 2 không gian với nhau để không làm ảnh hưởng đến việc tiếp khách đến chơi, thể hiện sự tôn trọng lịch sự với khách đến nhà.

Phòng sinh hoạt chung như phòng karaoke thu nhỏ của gia đình.

Tạo cảm giác thoải mái.

Cũng giống như thiết kế các không gian nội thất khác, khi thiết kế phòng sinh hoạt chung phải dựa vào diện tích của tổng thể căn nhà, mục đích sử dụng, cũng như đáp ứng được nhu cầu của các thành viên trong gia đình.

Nếu phòng sinh hoạt chung là khu vực giải trí thường được bố trí cách âm chống ồn.

 

Phòng sinh hoạt chung nên được thiết kế ở nơi có thể lấy được ánh sáng tự nhiên, có tầm nhìn rộng rãi, không bị che chắn bởi các tòa nhà khác, nhằm tạo nên một không gian rộng mở và thoáng mát, tạo cho mọi thành viên có được một không gian vui vẻ và thư giãn. 

Màu sáng mang lại cảm giác ấm áp.

Có nên tách riêng phòng khách và phòng sinh hoạt chung cũng phụ thuộc vào nghành nghề của gia chủ. Nếu gia đình thường xuyên phải tiếp khách tại nhà thì việc tách riêng không gian là hợp lý để không quá ảnh hưởng đời sống sinh hoạt của gia đình.

Phòng sinh hoạt chung ở lửng.

 

Thiết kế một phòng sinh hoạt chung sẽ mang lại sự ấm áp và và cảm giác gần gũi cho các thành viên trong gia đình. Có thể nhiều người sẽ cho rằng, thiết kế căn phòng như vậy là không cần thiết. Tuy nhiên, có lẽ họ quên mất  rằng, nhịp sống hiện đại đôi khi cuốn con người ta vào guồng quay của công việc, học tập nhiều tới mức thời gian dành cho gia đình, dành cho những người thân yêu cũng trở nên hạn chế. Thời gian nghỉ ngơi và về với gia đình, lại dành cho điện thoại, cho máy tính, cho các mạng xã hội và thế giới ảo nhiều hơn, người ta hay tự thu mình vào thế giới riêng tư mà quên đi sự cần thiết của việc dành thời gian cho gia đình. 

Viết bình luận của bạn:
Zalo