NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
Khi hoàn thiện nhà, hệ thống chống sét do thợ điện hay thợ cơ khí làm? Chi phí làm chống sét như thế nào? Tiền nhân công tính gộp vào các hạng mục khác hay tính riêng rẽ? sau đây, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Hiện nay việc chống sét cho nhà ở thấp tầng chưa thực sự được người dân chú trọng, đa phần chỉ tập trung ở những công trình cao tầng.
Nguyên lý làm việc của hệ thống chống sét cho nhà ở dân dụng. Bộ máy làm việc của hệ thống chống sét đánh thẳng gồm 3 phần:
- Kim thu lôi
- Dây dẫn
- Hệ thống tiếp địa
Kim thu thường được đặt ở vị trí cao nhất của ngôi nhà. Đầu kim được làm nhọn để có điện trường mạnh nhất, sét xuất hiện sẽ chỉ đánh vào đầu kim thu. (Thường sẽ có 3-5 kim thu nối tiếp với nhau).
Dây dẫn sét thường được làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần, có tác dụng dẫn dòng điện sét sinh ra từ đầu kim thu đến hệ thống tiếp địa.
Hệ thống tiếp địa gồm cọc tiếp địa, dây nối cọc tiếp địa được liên kết với nhau bằng ốc siết cáp hoặc có thể dùng mối hàn hóa nhiệt (Dùng nhiệt độ nhất định để làm nóng chảy hai đầu cần liên kết). Mục đích là để cho dòng điện được truyền từ dây dẫn tản xuống đất.
Ngoài ra để tăng tính an toàn cho các thiết bị trong nhà, bạn có thể dùng thêm các thiết bị cắt sét. Thiết bị này có tác dụng chống sét lan truyền đồng thời lọc sóng hài, cắt xung điện sét...
Từ những thông tin trên về hệ thống chống sét, khẳng định đây là phần việc của kỹ sư cơ điện hay còn gọi tắt là M&E (Mechanical and Electrical).
Thợ điện khi được bạn thuê sẽ phải đảm nhận những công việc sau:
+ Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
+ Lắp đặt hệ thống thông gió và điều hòa không khí
+ Lắp đặt hệ thống điện nặng và điện nhẹ (điện nặng là điện liên quan đến lưới điện sinh hoạt hàng ngày, điện nhẹ là hệ thống cáp thông tin, wifi, camera...)
+ Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy (chống sét nằm trong hạng muc này).
Hiện tại trên thị trường giá nhân công lắp đặt dành cho hạng mục M&E dao động từ 200.000-250.000 đồng/m2 sàn.
Nguồn: Sưu tầm