NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ NHÀ TẮM
Nhà tắm đẹp ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn thiết kế cho không gian sống để sinh hoạt thoải mái hơn, đồng thời phản ánh gu thẩm mỹ của gia chủ. Để có một phòng tắm đẹp, bạn đọc đừng bỏ qua những bí kíp hữu ích dưới đây.
Tiêu chuẩn kích thước nhà tắm đẹp
Diện tích, kích thước là yếu tố quan trọng mà khi thiết kế phòng tắm đẹp chúng ta không nên bỏ qua. Một số vấn đề quan trọng bạn cần quan tâm gồm:
Với nhà tắm diện tích nhỏ
Khi thiết kế mẫu nhà tắm nhỏ hẹp với diện tích khoảng 2,5 – 3m2 thì người dùng chỉ có thể thiết kế vòi tắm hoa sen, chậu rửa mặt và bồn cầu. Việc bố trí cần phải khéo léo để tránh trường hợp bị chồng chéo các thiết bị. Có thể tách lavabo ra ngoài để 2 người có thể cùng lúc sử dụng phòng tắm.
Với nhà tắm diện tích vừa
Khi xây dựng nhà tắm đẹp thì diện tích vừa là khoảng 4 – 6m2. Với diện tích này, ngoài các thiết bị như ở trên, chúng ta còn có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như tủ đựng nhỏ trong phòng tắm hay bồn tiểu nam,… Thường các mẫu thiết kế phòng tắm có diện tích vừa sẽ phù hợp với kiểu nhà ống.
Với nhà tắm diện tích rộng
Nhà tắm lớn thường có diện tích từ 10m2 trở lên. Với diện tích này, bạn có thể đặt đủ đồ nội thất hiện đại và tiện nghi để phục vụ nhu cầu của mình như xông hơi, sấy tay, bồn tắm,… hoặc trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh tùy thích.
Lưu ý về chiều cao lắp đặt lavabo
Độ cao lắp đặt lavabo (chậu rửa mặt) chuẩn là 80 – 85cm. Với chiều cao này, khi rửa mặt sẽ tránh tình trạng văng nước. Người dùng chú ý không nên thiết kế lavabo quá thấp vì điều đó sẽ khiến bạn bị mỏi lưng khi cúi người xuống thấp quá. Ngoài ra, để thiết kế toilet đẹp, bạn nên bố trí lavabo gần cửa, không bố trí quá sâu trong nhà tắm. Kích thước đặt lavabo tính từ mặt sàn tới mặt chậu thích hợp với người lớn là 80 – 85cm, với trẻ em là 50 – 60cm.
Nguyên tắc thiết kế, bố trí nhà tắm đẹp
Để thiết kế phòng tắm đẹp là một nhiệm vụ khó khăn đối với những người không chuyên. Với những nguyên tắc bố trí, thiết kế phòng tắm dưới đây, bạn có thể thiết kế được mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp, ấn tượng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo phong thủy.
Xác định hình dáng nhà tắm
Nhà tắm không nhất thiết phải là hình chữ nhật. Nó có thể mang hình đa giác hoặc hình khác. Nếu nắm rõ được hình dạng phòng tắm, bạn có thể định hướng được cách thiết kế, bố trí cho phù hợp. Đây là biện pháp giảm thiểu tối đa chi phí xây dựng nhà vệ sinh cho mọi gia đình, giúp người dùng chọn được các thiết bị nội thất có sẵn, vừa tiết kiệm không gian vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Lựa chọn màu phòng tắm
Việc lựa chọn màu sắc nhà tắm đẹp mang tới vẻ đẹp, sự hiện đại và rộng rãi cho căn phòng này. Với phòng tắm có diện tích nhỏ, gia chủ nên sử dụng tông màu sáng nhằm tạo cảm giác không gian rộng rãi hơn. Màu sắc bao gồm màu của gạch lát sàn và gạch ốp tường. Nhà tắm sẽ có vẻ đẹp đơn giản với một tông màu duy nhất như trắng, kem hoặc hồng phấn. Nên tránh sử dụng gam màu quá trầm, tối vì sẽ khiến không gian nhà vệ sinh trở nên nhỏ hẹp, tăm tối hơn. Nếu muốn sử dụng 2 màu, bạn nên cân nhắc tới những bộ đôi màu sắc không lỗi mốt như vàng – nâu, trắng – đen, nâu – trắng, ghi – trắng.
Chọn gạch lát phòng tắm
Việc lựa chọn gạch phòng tắm cũng quan trọng không kém chọn nội thất phòng tắm. Chất liệu, kích thước hoặc cách ốp gạch đều quyết định tới mẫu phòng tắm sẽ có vẻ đẹp theo phong cách nào.
Phòng tắm có hình thức đẹp, đơn giản sẽ trở nên tinh tế hơn với gạch đơn sắc hoặc các loại đá granite, marble. Trang trí phòng tắm với gạch màu gỗ cũng là lựa chọn của nhiều gia đình thích mẫu nhà tắm đẹp, sang trọng.
Bạn đừng quên một điểm là gạch lát nền nhà tắm thường xuyên phải chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm. Do đó, khi chọn loại gạch này, chúng ta nên chọn gạch chống trơn, đặc biệt là với những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Tiếp đó, cần chọn quy cách, kích thước gạch lát phòng tắm phù hợp với diện tích phòng tắm. Theo kinh nghiệm của những người đi trước thì bạn nên chọn gạch có kích thước 30x60cm, 60x60cm hoặc 30x80cm là phù hợp.
Bạn có thể chọn gạch ốp theo kiểu ngang hoặc kiểu dọc. Mỗi kiểu ốp gạch lại mang đến hiệu ứng không gian khác nhau. Ốp kiểu ngang tạo cảm giác không gian nhà vệ sinh rộng rãi hơn. Còn ốp kiểu dọc giúp ăn gian thêm chiều cao cho nhà tắm.
Chọn nội thất nhà tắm
Để phòng tắm đẹp và sang trọng thì người dùng không nên bỏ qua chất liệu nội thất. Phòng tắm nếu nham nhở bởi những vết xước, bong tróc thì rất mất thẩm mỹ. Vì môi trường ẩm trong nhà tắm nên chúng ta cần ưu tiên những thiết bị có độ bền cao, dễ lau chùi, vệ sinh. Ví dụ, các vật liệu đó có thể là đá tự nhiên, đá nhân tạo, sứ, inox hay kính,…
Ngoài ra, chúng ta có thể cân nhắc thêm vào hoặc giản lược một số đồ nội thất trong phòng tắm, miễn sao phù hợp với diện tích và tối ưu công năng sử dụng. Những món đồ không thể thiếu trong phòng tắm là:
- Bồn tắm: Với phòng tắm nhỏ, bạn không nên sử dụng bồn tắm mà hãy thay bằng khu tắm đứng với vòi sen. Nếu vẫn muốn đầu tư bồn tắm, bạn nên chọn mẫu bồn có kích thước nhỏ gọn, thích hợp đặt ở góc;
- Lavabo: Có nhiều hình dạng khác nhau nên gia chủ dễ dàng tìm mua được sản phẩm phù hợp với phòng tắm của gia đình mình. Nếu không gian phòng tắm nhỏ, bạn nên chọn lavabo hình bán nguyệt để lắp đặt được vào góc phòng. Nếu nhà tắm vuông thì nên chọn lavabo kiểu dáng mềm mại. Còn nếu nhà tắm hơi lệch thì nên dùng lavabo hình vuông để tạo sự hài hòa trong tổng thể;
- Gương: Là sản phẩm nội thất ít nhiều ảnh hưởng tới sự cân đối của không gian phòng tắm. Theo phong thủy thì mẫu gương phòng tắm kiểu chữ nhật hoặc tròn sẽ mang tới may mắn cho gia chủ. Bạn nên hạn chế mua những mẫu gương góc cạnh.
Phân khu chức năng nội thất nhà tắm đẹp
Thông thường, khi nhìn vào các bản vẽ nhà tắm từ giá rẻ tới cao cấp, chúng ta đều thấy có 3 khu chức năng là rửa – cầu – tắm. Trong đó, phân chia làm 2 khu là khu khô (rửa và cầu) và khu ướt (tắm). Sự phân định không gian có thể thực hiện thông qua việc bố trí các thiết bị, phụ kiện nhà tắm đẹp hoặc sử dụng vách kính hay rèm để ngăn cách không gian.
Bạn nên chú ý tới việc bố trí thiết kế nội thất nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn tối thiểu. Khu vực chậu rửa ở gần cửa, sau đó là cầu, sau cùng là tắm. Có trường hợp bố trí thiết bị ở 3 góc, góc còn lại là cửa với mỗi cạnh trung bình có chiều dài khoảng 2m.
Vị trí cửa sổ phòng tắm
Cửa sổ chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi thiết kế nhà tắm đẹp bởi đây là nơi đón ánh sáng tự nhiên vào trong phòng, giúp không gian thêm thông thoáng. Bạn nên đặt cửa sổ nhà tắm gần trần nhà, giúp giải phóng không gian trên giường và dễ dàng lắp đặt những phụ kiện khác như thanh treo khăn, giữ giấy. Khi thiết kế cửa sổ nhà vệ sinh, bạn chú ý đảm bảo bên ngoài không thể nhìn vào được bên trong. Có thể sử dụng thiết kế cửa nhà vệ sinh bằng kính mờ để đảm bảo sự riêng tư.
Hệ thống chiếu sáng và thông gió
Nếu muốn không gian phòng tắm thông thoáng, không bị ứ đọng mùi hôi khó chịu thì bạn nên sử dụng quạt thông gió cho nhà tắm. Nên chú ý tới việc thiết kế ống dẫn quạt thông gió ra bên ngoài của ngôi nhà. Ngoài ra, hệ thống ánh sáng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi không gian. Do đó, bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng ánh sáng phù hợp để không gian phòng tắm thực sự thư giãn.
Thiết kế nhà tắm đẹp, hợp phong thủy
Để đảm bảo nhà tắm được thiết kế đẹp và hợp phong thủy, gia chủ cần chú ý tới những nguyên tắc sau:
- Không thiết kế nhà vệ sinh ở hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc vì đây là những hướng xấu, có ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của gia chủ. Ngoài ra, các hướng này còn có hỏa khí nặng nên xung khắc với nhà tắm.
- Không đặt nhà tắm ở trung tâm của ngôi nhà vì gây ảnh hưởng tới mỹ quan và phong thủy, ảnh hưởng tới sức khỏe và cả vận khí của gia đình.
- Không thiết kế nhà tắm để cửa đối diện với cửa ra vào của phòng ngủ hoặc giường ngủ.
- Không đặt hướng bồn cầu trùng với hướng nhà, xung với giường, bếp nấu hay quay về hướng bắc. Tốt nhất hướng bồn cầu nên là hướng chéo hoặc vuông góc với cửa nhà vệ sinh.
- Không thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ vì sẽ ảnh hưởng tới mỹ quan và phong thủy, khiến ngôi nhà bị ô nhiễm và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như vận khí của gia đình.
- Mặt nền nhà tắm cần phải sạch, thoáng và an toàn.
- Không thiết kế nhà vệ sinh tầng 2 nằm trên phòng ngủ của tầng dưới vì theo phong thủy điều đó mang hung khí, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người ngủ.
Lưu ý khác khi thiết kế nhà tắm đẹp
- Vị trí chiều cao vòi sen từ 7,7 – 8m, bát sen vừa tầm tay khoảng 1m6 – 1m8, không nên thiết kế quá cao.
- Vị trí thiết bị phụ như thiết bị đặt giấy toilet không nên quá xa bồn cầu, giá treo khăn không nên quá gần chỗ đứng tắm.
- Không nên trồng nhiều cây cối trong nhà tắm vì điều đó sẽ khiến muỗi và vi khuẩn phát triển nhiều.
- Lựa chọn những vật liệu nhà tắm có độ nhám vừa phải, không quá nhám để tránh tình trạng dễ bám dơ, khó chùi rửa. Nên chọn sàn phòng tắm là vật liệu có độ bền cao và không bay màu gạch lát, không bị ố màu hay mài mòn.
- Chọn gỗ nhà tắm chịu được nước như gỗ căm xe, gỗ MDF.
- Khi thiết kế nhà tắm ngoài trời cần chú ý tới vấn đề bảo dưỡng cho phòng tắm vì đây là nơi ẩm thấp, dễ có muỗi và côn trùng bên ngoài bay vào.
- Cửa nhà tắm nên có kích thước tiêu chuẩn chiều cao là 1,9m – 2,3m, chiều rộng tương ứng là 0,68 – 0,82 – 1,02m để thuận tiện cho việc đi lại.
- Kích thước gạch lát nền nên là 20 x 20cm, gạch ốp tường 20 x 20cm hoặc 20 x 30cm.
- Không ốp gạch sát lên trần, nên sơn, chiều cao tối thiểu là 2,2m.
- Phòng vệ sinh nên có quạt thông gió.
Trên đây là những lưu ý khi thiết kế nhà tắm đẹp mà người dùng không nên bỏ qua để đảm bảo có không gian sinh hoạt ưng ý nhất.