Phong cách thiết kế nội thất tối giản – Minimalism
Phong cách thiết kế nội thất tối giản có lẽ khá quen thuộc với nhiều người. Vậy những đặc điểm của phong cách Minimalism này như thế nào? Minimalism có phải phong cách nội thất tối giản? Vì sao ngày càng nhiều người ưa thích phong cách tối giản? Tất tần tật những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay qua bài viết sau.
1. Phong cách thiết kế nội thất tối giản – Minimalism là gì?
Phong cách tối giản hay còn có tên gọi tiếng anh là Minimalism. Đây là phong cách đa dạng nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật thị giác và nghệ thuật âm thanh. Yêu cầu của phong cách này là tối giản hết mức có thể, chỉ giữ lại những phần thiết yếu. Minimalism dần phổ biến từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20, từ phong trào nghệ thuật của các quốc gia châu Âu. Ban đầu, phong cách Minimalism chỉ xuất hiện ở lĩnh vực kiến trúc và nhiếp ảnh, sau này dần lan rộng ra lĩnh vực âm nhạc và các lĩnh vực như thời trang, nội thất.
2. Phong cách Minimalism trong kiến trúc
Ludwig Mies van der Rohe (1886-1969) được xem như cha đẻ của phong cách nội thất tối giản. Ông đặt những chuẩn mực đầu tiên trong kiến trúc tối giản như sử dụng đường nét đơn giản, đường thẳng, mặt phẳng, hình khối,… để thể hiện một không gian tinh tế và hài hòa. Nguyên tắc bất biến của phong cách này chính là less is more, càng đơn giản càng tốt.
Kiến trúc tối giản hướng đến sự cô đọng, ánh sáng tràn đầy, không gian chiết khúc và thoáng đãng. Chính không gian là yếu tố tạo nên vẻ đẹp chứ không phải là các vật trang trí. Vì hạn chế tối đa đồ trang trí nên ánh sáng trở thành một yếu tố thẩm mỹ quan trọng thông qua thị giác.
Đối với một số người thì Minimalist style là phong cách quá đơn điệu và khô cứng. Thay vì chỉ đánh giá qua một vài chi tiết, mọi người nên đánh giá không gian tổng thể của kiến trúc nội thất.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Minimalism trong kiến trúc nội thất dưới đây:
3. Phong cách Minimalism trong thiết kế nội thất
Điểm gây thu hút của phong cách thiết kế nội thất tối giản chính là sự đơn giản đến tinh tế của phong cách này. Nội thất không mang nhiều chi tiết, có thể nói là giản lược tối đa, chỉ giữ lại những đường nét cần thiết cho không gian. Việc giảm số lượng chi tiết mang đến một không gian thông thoáng và hài hòa.
Tại các nước châu Âu, phong cách tối giản rất thịnh hành. Không những vậy nó còn lan rộng ra các nước khu vực châu Mỹ. Tại khu vực châu Á, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tiếp xúc với phong cách này. Vì thế, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ở rất nhiều công trình của Nhật Bản, kể cả truyền thống lẫn đương đại.
4. Những nguyên tắc thiết kế của phong cách tối giản
Trong phong cách nội thất tối giản có những nguyên tắc như sau:
4.1. Less is more (ít là nhiều)
Nguyên tắc đầu tiên được đề ra trong phong cách minimalism trong nội thất chính là less is more (ít là nhiều). Less is more chỉ sự tối giản tuyệt đối các chi tiết trong kiến trúc, tạo nên một không gian giản lược và xuyên suốt.
Những món nội thất cũng được hạn chế tối đa nên không gian diện tích rất rộng rãi thoáng đãng. Để đáp ứng đầy đủ tiện nghi, những món đồ thông minh, có sự kết hợp nhiều chức năng trong cùng 1 sản phẩm được sử dụng chủ yếu.
4.2. Hạn chế dùng nhiều màu sắc
Ngoài việc hạn chế đồ đạc, phong cách kiến trúc tối giản còn hạn chế màu sắc. Không nên dùng nhiều gam màu trong cùng 1 không gian. Tối đa chỉ sử dụng 4 màu khi thiết kế nội thất. Thông thường màu sắc được phối hợp dựa trên nguyên tắc: 1 màu chủ đạo, 1 màu nền và 1 màu nhấn.
Màu sắc thuộc gam màu trung tính được chọn làm màu nền để tạo phông cho đồ nội thất. Màu sắc nhẹ nhàng cùng với sự tối giản đường nét kiến trúc mang lại vẻ đẹp tinh tế và trang nhã cho không gian.
4.3. Tận dụng ánh sáng làm nội thất
Vì đã đơn giản tất cả các chi tiết, nội thất cũng như vật trang trí nên để không gian không quá đơn điệu, ánh sáng cũng trở thành yếu tố trang trí.
Việc lấy ánh sáng từ thiên nhiên đánh mạnh vào thị giác người nhìn là hiệu ứng thẩm mỹ tuyệt vời mà phong cách tối giản mang lại. Đặc biệt vào ban ngày, khi ánh nắng chiếu vào phòng, hiệu ứng đổ bóng giúp tôn lên hình dáng đồ nội thất cũng như các đường nét của không gian.
4.4. Đồ nội thất tối giản
Các món đồ nội thất trong nhà như tủ, bàn ghế,… luôn được tinh giản ở mức cao nhất. Hầu hết đồ nội thất được dùng đều mang phong cách minimalism nhằm hòa hợp với kiến ngôi nhà. Tuy được tối giản nhưng những món đồ nội thất này vẫn đáp ứng đầy đủ chức năng và nhu cầu sử dụng khi cần thiết.
4.5. Trang trí
Tuy chủ đề chính là sự đơn giản nhưng khi cần thiết thì vẫn có thể trang trí một vài chi tiết nhỏ. Cách bố trí theo phong cách tối giản trong nội thất giúp không gian gọn gàng, ngăn nắp hơn. Các vật trang trí cũng đáp ứng nhu cầu sử dụng khi cần thiết chứ không đơn thuần là mang tính thẩm mỹ.
4.6. Phong cách sống cho người thích tự do
Minimalism không chỉ đơn thuần là phong cách nội thất mà nó còn thể hiện một phần cá tính chủ nhân ngôi nhà. Sau thời gian dài tìm kiếm những điều cầu kỳ, sang trọng và phức tạp, thẩm mỹ con người dần quay lại với những điều đơn giản nhất.
Điều này rất đúng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là môi trường thành thị với cuộc sống bận rộn và xô bồ. Khi con người quá mệt mỏi và căng thẳng, họ thường tìm đến những điều đơn giản để thả lỏng tinh thần.
5. 6 cách đơn giản giúp căn nhà trở nên tối giản
Để có được một căn nhà với phong cách tối giản trong nội thất, 6 cách sau đây sẽ hỗ trợ cho bạn:
5.1. Giữ không gian luôn sạch
Đồ đạc vứt lung tung bừa bãi không chỉ làm mọi thứ trong phòng rối tung lên mà còn gây khó khăn khi bạn cần tìm đồ cần dùng. Vì vậy luôn giữ phòng ở gọn gàng, sạch sẽ là điều đầu tiên cần làm nếu muốn ngôi nhà có thiết kế tối giản. Đồng thời sắp đặt đồ đạc ngăn nắp cũng giúp bạn dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
5.2. Bám sát tông màu
Dùng nhiều màu trong cùng một không gian không mang lại hiệu quả thẩm mỹ mà còn làm rối mắt người xem.
Để có được nội thất tối giản hoàn thiện nhất bạn nên dùng những màu sắc đơn giản, cùng tông. Những chi tiết đồng nhất sẽ mang đến vẻ đẹp hoàn hảo và giúp bạn thả lỏng tinh thần hơn.
5.3. Đảm bảo thiết kế có sự cân bằng
Sắp xếp các đồ nội thất đối xứng nhau hoặc theo cặp mang lại hiệu ứng tối giản vô cùng hiệu quả.
5.4. Tạo điểm nhấn chính
Để không quá đơn điệu bạn nên tạo điểm nhấn cho không gian bằng cách bố trí nội thất sofa, gối kê, đèn trang trí có màu sắc nổi bật hoặc tường. Điều này sẽ giúp mang lại hiệu quả thị giác tuyệt vời.
5.5. Để các đồ vật tương tự lại gần nhau
Những đồ vật có màu sắc, kiểu dáng hoặc cách sử dụng tương tự được đặt gần nhau khi nhìn vào sẽ trông tối giản và gọn gàng hơn.
5.6. Ít đồ luôn tốt hơn
“Less is more” luôn là tiêu chí quan trọng nhất trong thiết kế nội thất tối giản. Vì vậy, để có được một ngôi nhà phong cách tối giản, bạn chỉ nên sử dụng những nội thất cần thiết và lấy ánh sáng tự nhiên làm vật trang trí.
Để có được một ngôi nhà theo phong cách thiết kế nội thất tối giản không khó nhưng nếu không có chuyên môn thì bạn có thể gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, hãy tìm đơn vị thiết kế nội thất có uy tín để hỗ trợ khi cần thiết.