CHỈ DẪN KỸ THUẬT
Quy trình thực hiện hồ sơ Thiết kế cơ sở
-
Mục đích của hồ sơ thiết kế cơ sở:
Đối tượng hướng đến là cơ quan ban ngành thẩm định dự án. Với các dự án yêu cầu thiết kế 2 hoặc 3 bước thì cần thực hiện hồ sơ thiết kế cơ sở. Hồ sơ bao gồm Bản vẽ + thuyết minh. Hồ sơ thiết kế cơ sở là một trong những thành phần hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu Khả thi (hay lập dự án đầu tư). Tùy thuộc vào công trình thuộc hạng gì thì sẽ được cơ quan ban ngành theo quy định thẩm duyệt. Vì vậy trong giai đoạn này cần lưu ý đến các quy định pháp lý liên quan, các thông số kỹ thuật được phê duyệt trong hồ sơ của giai đoạn trước; và thể hiện được các giải pháp kỹ thuật sơ bộ.
B. Quy trình thực hiện:
-
Nghiên cứu:
-
Nghiên cứu kỹ các hồ sơ giai đoạn trước, bao gồm:
-
Hồ sơ quy hoạch chi tiết được phê duyệt;
-
Hồ sơ phương án kiến trúc được phê duyệt;
-
Nghiên cứu kỹ nhiệm vụ thiết kế của chủ đầu tư cho giai đoạn TKCS;
-
Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các quy định hiện hành liên quan đến công trình.
Yêu cầu cần đạt được của giai đoạn nghiên cứu trên:
-
Hiểu rõ về công trình;
-
Nắm được hết các thông số đã được phê duyệt trong các hồ sơ giai đoạn trước, như:
-
Chức năng công trình
-
Diện tích đất nghiên cứu;
-
Diện tích xây dựng
-
Tổng diện tích sàn;
-
Số tầng, chiều cao công trình
-
Số tầng hầm, diện tích tầng hầm;
-
Mật độ xây dựng;
-
Hệ số sử dụng đất;
-
Các thông số khác, như: dân số, số căn hộ, số phòng, diện tích tầng hầm, đỗ xe...
-
Liệt kê ra các nội dung cần lưu ý trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế liên quan đến dự án;
-
Giai đoạn này cần sự nghiên cứu của tất cả các bộ môn, bộ môn Kiến trúc nắm vai trò chủ trì, tổng hợp.
2. Đề xuất:
Sau khi nghiên cứu kỹ các hồ sơ giai đoạn trước và nhiệm vụ thiết kế của chủ đầu tư, người làm (chủ trì) đề xuất thay đổi các nội dung chưa phù hợp (nếu có) như:
-
Các hạng mục, cấu kiện chưa tuân thủ các quy định thiết kế hiện hành;
-
Đề xuất thay đổi để tối ưu hóa phương án kiến trúc, mang lại giá trị lớn hơn cho công trình;
-
Đề xuất thay đổi do các yếu tố kỹ thuật bắt buộc (nội dung yêu cầu do các bộ môn khác đề xuất như kết cấu, cơ điện…). Bộ môn kiến trúc sẽ định hướng trước cho các bộ môn (phân định hệ phòng kỹ thuật, trục kỹ thuật, phân vùng không gian kỹ thuật), sau đó các bộ môn nghiên cứu và đưa ra các yêu cầu kỹ thuật phù hợp;
3. Thống nhất phương án:
-
Sau khi trao đổi và thống nhất các nội dung điều chỉnh (hoặc không), đơn vị TVTK sẽ tiến hành thực hiện bản vẽ phương án đề xuất theo nội dung đã thống nhất;
-
Sau đó đơn vị TVTK sẽ trình và thống nhất với CĐT về hồ sơ phương án này;
4. Triển khai hồ sơ kiến trúc:
-
Thành phần hồ sơ gồm: Thuyết minh và bản vẽ.
-
Thành phần hồ sơ bản vẽ kiến trúc gồm:
-
Bìa, bìa ký;
-
Phối cảnh;
-
Danh mục;
-
Quy ước ký hiệu chung;
-
Danh mục vật liệu hoàn thiện;
-
Mặt bằng vị trí, mặt bằng hiện trạng;
-
Mặt bằng tổng thể;
-
Mặt bằng định vị;
-
Các bản vẽ mặt bằng;
-
Các bản vẽ mặt đứng;
-
Các bản vẽ mặt cắt;
-
Chi tiết thang: mặt bằng, mặt cắt thang (phục vụ hồ sơ thỏa thuận PCCC)
-
Chi tiết căn hộ: mặt bằng;
-
Chi tiết cửa chống cháy (phục vụ hồ sơ thỏa thuận PCCC)
-
Yêu cầu chất lượng hồ sơ:
5. Thuyết minh: thể hiện các nội dung sau:
-
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
-
Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
-
Giải pháp quy hoạch;
-
Giải pháp kiến trúc:
-
Giải pháp kết cấu công trình:
-
Giải pháp cơ điện:
-
Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình,
-
Giải pháp phòng, chống cháy, nổ;